Căn hộ ở vẫn là tài sản tích lũy hiệu quả lâu dài
Tại hội nghị, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Nam Định Phạm Quang Ái đã công bố nghị quyết của HĐND về sắp xếp tổ chức bộ máy; công bố các quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, thành lập Sở Tài chính trên cơ sở hợp nhất Sở Tài chính và Sở KH-ĐT, bổ nhiệm ông Mai Văn Quyết làm giám đốc sở và 6 phó giám đốc. Thành lập Sở Xây dựng trên cơ sở hợp nhất Sở Xây dựng và Sở GTVT, bổ nhiệm ông Trần Văn Hưng làm giám đốc và 6 phó giám đốc.Thành lập Sở KH-CN trên cơ sở hợp nhất Sở KH-CN và Sở TT-TT, bổ nhiệm ông Vũ Trọng Quế làm giám đốc và 3 phó giám đốc.Thành lập Sở Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Sở Nội vụ và Sở LĐ-TB-XH, bổ nhiệm ông Phạm Quang Ái làm giám đốc và 5 phó giám đốc.Thành lập Sở NN-MT trên cơ sở hợp nhất Sở NN-PTNT và Sở TN-MT, bổ nhiệm ông Phạm Văn Sơn, làm giám đốc và 9 phó giám đốc.UBND tỉnh Nam Định duy trì 7 cơ quan chuyên môn (có điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bên trong), gồm: Sở VH-TT-DL, Sở GD-ĐT, Sở Tư pháp, Sở Y tế, Sở Công thương, Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh.Cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đình Nghị đã điều động ông Vũ Chính Tâm, Phó trưởng ban thường trực Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Nam Định, giữ chức Phó giám đốc Sở Y tế; ông Lưu Văn Tuyển, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH, giữ chức Phó giám đốc Sở Y tế; ông Trịnh Xuân Lộc, Phó giám đốc Sở TT-TT, giữ chức vụ Phó giám đốc Sở VH-TT-DL.Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Phạm Đình Nghị nhấn mạnh, các sở phải triển khai ngay các thủ tục về sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; rà soát các nhiệm vụ, công việc và chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để đi vào hoạt động từ ngày 1.3 tới, không để ngắt quãng công việc, không để khoảng trống về thời gian, không để trống về địa bàn, lĩnh vực.Ngoài ra, các đơn vị tổng hợp danh sách cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có nguyện vọng xin nghỉ hưu trước tuổi để được hưởng chế độ, chính sách hỗ trợ của T.Ư và của tỉnh theo quy định.Nhiều cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp Cần Thơ lắp đặt điện mặt trời áp mái
Mới đây, Lương Tiểu Băng đăng tải loạt ảnh đời thường hạnh phúc bên tài tử Trần Gia Huy và chia sẻ: "Ngày 4.3 là kỷ niệm 25 năm cưới của chúng ta. Hạnh phúc khi được cùng anh đi khắp thế gian, cùng cười đùa vui vẻ. Hạnh phúc là cùng nhau già đi". Bên dưới mục bình luận, đông đảo khán giả bày tỏ sự ngưỡng mộ trước tình cảm ngọt ngào của cặp sao, nhắc lại vai diễn của bộ đôi trong phim Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài (2000), gửi đến họ những lời chúc tốt đẹp.Nhiều người hâm mộ cảm thán: "Hồi nhỏ tôi xem Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài, giờ nhìn lại, Chúc Anh Đài và Mã Văn Tài đã kết hôn được tận 25 năm rồi", "Trong phim, Chúc Anh Đài yêu Lương Sơn Bá, ngoài đời lại được chứng kiến tình yêu đẹp của Chúc Anh Đài và Mã Văn Tài. Mong hai người luôn hạnh phúc", "Cô ấy vẫn đẹp ngay cả khi về già, có lẽ một phần vì hôn nhân hạnh phúc khiến cô ấy luôn vui vẻ và tích cực"…Lương Tiểu Băng và Trần Gia Huy được nhiều khán giả biết đến khi đóng Chúc Anh Đài và Mã Văn Tài trong phim Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài (2000). Trên màn ảnh, Mã Văn Tài đem lòng yêu Chúc Anh Đài, dùng mọi thủ đoạn để chiếm đoạt trái tim người đẹp nhưng thất bại vì nàng yêu say đắm Lương Sơn Bá (La Chí Tường đóng). Dù không thành đôi trên phim, họ lại là cặp tình nhân nổi tiếng ngoài đời. Cả hai đã hẹn hò từ thập niên 1990 rồi về chung nhà vào năm 2000 và đón con trai hồi 2007. 25 năm chung sống, cặp sao trải qua nhiều sóng gió song họ luôn tôn trọng, thấu hiểu và cùng nhau vượt qua. Theo HK01, vào năm 2012, cặp sao vướng tin đồn rạn nứt khi Lương Tiểu Băng lộ ảnh thân thiết với Vương Chí Hải. Tuy nhiên, sau đó nữ diễn viên giải thích cô và người này chỉ là bạn học cùng lớp kịch và họ có mối quan hệ tốt nên có cử chỉ dễ gây hiểu lầm. Về phần Trần Gia Huy, tài tử chọn tin tưởng, đứng về phía vợ, cả hai cùng nhau vượt qua những lời đàm tiếu và vun đắp tổ ấm chung. Suốt nhiều năm, tài tử họ Trần không nề hà chuyện chăm sóc gia đình, thường xuyên đi chợ, nấu cơm, đưa đón con cái... để vợ có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe. Lương Tiểu Băng khen chồng là người ngọt ngào, chu đáo, thường dành cho vợ những lời dịu dàng mỗi ngày. "Chồng tôi luôn nói: 'Em thật xinh đẹp' mỗi khi thức dậy. Chúng tôi đã như vậy trong hơn 20 năm chung sống. Anh ấy lúc nào cũng ngọt ngào, dịu dàng. Ngay cả khi tóc tôi rối tung, ngay cả khi tôi đã già đi nhiều, anh ấy vẫn nói: 'Sao em có thể xinh đẹp thế?'". Cô khoe luôn được chồng yêu thương, chiều chuộng, tôn trọng sở thích cá nhân và cố gắng làm cho mình vui vẻ, hạnh phúc.Á hậu Hồng Kông 1990 cũng từng tiết lộ thời xuân sắc, không ít đàn ông thành đạt, giàu có theo đuổi mình nhưng cô vẫn chọn Trần Gia Huy vì nam diễn viên là người đứng đắn, chung thủy - điều mà cô luôn coi trọng. Nữ diễn viên cũng tuyên bố bản thân không có quan niệm phải lấy chồng đại gia. Vợ chồng cô không có cuộc sống giàu có nhưng thoải mái, họ bù trừ cho nhau, hiếm khi cãi vã.Lương Tiểu Băng sinh năm 1969, cô giành ngôi á hậu 2 tại cuộc thi Hoa hậu Hồng Kông 1990 rồi lấn sân sang diễn viên và nhanh chóng trở thành hoa đán hàng đầu TVB trong thập niên 1990. Ngoài Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài, người đẹp còn ghi dấu ấn qua nhiều bộ phim: Vô ảnh kim đao, Bao Thanh Thiên, Tân bến Thượng Hải, Loan đao phục hận, Lộc đỉnh ký (1998)… Những năm qua, Lương Tiểu Băng rời xa màn ảnh, thỉnh thoảng dự sự kiện. Hồi 2024, cô tái xuất màn ảnh với bộ phim Nghịch thiên kỳ án 2. Về phần Trần Gia Huy, tài tử sinh năm 1963 vẫn đều đặn đóng phim trong những năm qua.
Nam Định: Một nghi phạm trốn khỏi xe cảnh sát, nhảy sông dẫn đến tử vong
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Tim mạch châu Âu phát hiện mỡ giữa các cơ tăng lên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim nghiêm trọng, vì nó ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ trong tim, theo báo Telegraph.Giáo sư Viviany Taqueti, bác sĩ tim mạch tại Trường Y Harvard, người tham gia nghiên cứu, chia sẻ rằng dữ liệu của họ lần đầu tiên cho thấy mô mỡ trong cơ tiềm ẩn nguy cơ cao hơn nhiều so với các loại mỡ khác như mỡ dưới da, mỡ ngoại tâm mạc quanh tim, hay mỡ tại gan.Một số người bị tình trạng gầy bên ngoài, béo bên trong (TOFI), họ không thừa cân nhưng họ vẫn tích tụ mỡ ở cơ.Tiến sĩ Bret Goodpaster, giám đốc khoa học tại tổ chức Advent Health (Mỹ) cho rằng khi bạn già đi, bạn sẽ tích tụ nhiều mỡ hơn. Vì vậy, những người lớn tuổi có cùng chỉ số BMI với người trẻ tuổi vẫn có khả năng sẽ tích mỡ cơ lớn hơn.Nói cách khác, bạn đang có cân nặng ổn, không hút thuốc, ăn uống lành mạnh nhưng có mô mỡ quấn quanh cơ thì chưa chắc bạn không bị nguy cơ mắc bệnh tim."Nếu bạn có nhiều mỡ trong cơ thì bạn sẽ kháng insulin hơn và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn", tiến sĩ Bret Goodpaster nói thêm.Các nhà nghiên cứu còn tin rằng, mỡ trong và xung quanh cơ bắp của chúng ta có thể tích tụ do lượng calo dư thừa và lối sống ít vận động.Cơ bắp của bạn ít có khả năng bị mỡ tích tụ nếu bạn giữ chúng ở trạng thái tốt với các bài tập rèn luyện thường xuyên. Ngược lại, nếu chúng không khỏe mạnh, bạn dễ bị cơ mỡ, có thể dẫn đến bệnh vi mạch vành (CMD). Điều này dẫn đến đau ngực và một số trường hợp suy tim.Theo các nghiên cứu, cứ mỗi 1% mỡ cơ tăng lên làm tăng nguy cơ mắc CMD của một người lên 2% và nguy cơ mắc các biến cố tim mạch lớn lên 7%.Thông qua nghiên cứu, giáo sư Taqueti kỳ vọng việc đánh giá mỡ cơ góp phần quan trọng vào sự nhận định căn bệnh béo phì, vì theo bà, sử dụng "các số liệu thô như chỉ số khối cơ thể (BMI), là chưa đủ".
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.
Mẹ lom khom sau hiên nhà gom từng tàu dừa khô làm củi
Virus cúm sẽ tấn công vào hệ hô hấp của con người thông qua đường mũi họng và tấn công xuống phế quản và phổi. Vì vậy sẽ gây ra bệnh cúm ở con người. Đặc biệt virus cúm rất dễ lây lan ở những môi trường đông người, ví dụ như là nhà trẻ, trường học. Chúng sẽ lây lan bằng những giọt bắn, nước bọt hoặc là những dịch tiết mũi họng của những người bị nhiễm cúm khi ho hoặc hắt hơi. Và đặc biệt hơn là khi chúng ta tiếp xúc gần hoặc là mật thiết với người mắc bệnh cúm. Với thời tiết se lạnh của Sài Gòn vào những buổi sáng và mưa gió thất thường như vậy thì đây là một điều kiện thuận lợi để cho virus dễ dàng phát triển và lây lan hơn.Nước đóng một vai trò rất là quan trọng đối với cơ thể của chúng ta. Chúng ta có thể là nhịn ăn nhưng không thể nào nhịn uống được vì nước chiếm tới 70 và thậm chí là 80% trọng lượng của cơ thể.Nước cung cấp rất nhiều khoáng chất tham gia vào trong những quá trình chuyển hóa, vận chuyển oxy và đặc biệt là nước còn cho chúng ta nâng cao sức đề kháng. Vì vậy nếu như một người bình thường uống đủ nước thì miễn dịch cũng được nâng cao. Và nếu mà nhiễm cúm chúng ta uống đủ nước thì sức khỏe có thể là chống chọi lại và vượt qua dịch cúm này một cách hiệu quả hơn.Đối với một người chưa mắc bệnh cúm và muốn phòng bệnh trong mùa dịch thì cần chú ý phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối mỗi ngày, vệ sinh sạch sẽ đường mũi họng hằng ngày, phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước mỗi ngày để tăng sinh hệ miễn dịch. Có một hệ miễn dịch tốt thì sẽ phòng được bệnh cúm.Khi mà hệ miễn dịch tốt thì không những là chúng ta phòng được bệnh cúm mà tránh được tất cả các bệnh lý khác luôn vì nếu mà một hệ miễn dịch tốt thì sẽ chống chọi lại được những virus vi khuẩn với môi trường bên ngoài.